Xuất nhập khẩu

Điều Kiện Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Điều Kiện Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều biết rằng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cần thiết, đặc biệt là trong các tình huống rủi ro xảy ra.

Tất cả các giao dịch kinh doanh đều có thể đi kèm với rủi ro và khi những rủi ro đó liên quan đến vận chuyển hay giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu

Đó là lý do vì sao bạn cần mua bảo hiểm hàng hóa nhằm giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra.

>>>>  Bài viết xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

I. Những lưu ý về chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Khi sử dụng chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bạn cần lưu ý các điểm sau:

1. Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người, còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác; để làm được điều này, chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được.

Ví dụ, với điều kiện giao hàng là CIF hay CIP, nhà xuất khẩu là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm: để bảo đảm quyền đòi bồi thường tổn thất, nhà xuất khẩu sau khi mua bảo hiểm phải ký hậu chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm cho người nhập khẩu.

Từ thực tế này, trong hợp đồng thương mại (và trong cả LC), các bên phải có điều khoản quy định chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm. Với điều kiện giao hàng là CIF hay CIP, mà không quy định như vậy, người xuất khẩu mua bảo hiểm và được công ty bảo hiểm cấp cho một chứng từ bảo hiểm dạng không chuyển nhượng được, khi có tổn thất xảy ra người nhập khẩu không thể khiếu nại đòi bồi thường được, mà phải nhờ đến người xuất khẩu (là người được bảo hiểm) là người có quyền đòi bồi thường.

Nếu nhà xuất khẩu ở xa, khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, việc chuyển tải các thông tin gặp khó khăn, đặc biệt là nếu nhà xuất khẩu không thiện chí thì khả năng nhà nhập khẩu đòi được bồi thường là rất khó khăn và tốn kém.

2. Khi chứng từ bảo hiểm thuộc loại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hậu, có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường.

Cần chú ý là, khi điều kiện giao hàng là FOB hay CFR, thì người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm là nhà nhập khẩu. Để được ngân hàng mở LC, nhà nhập khẩu phải cam kết mua bảo hiểm và chuyển nhượng cho ngân hàng mở LC, có như vậy ngân hàng mở LC mới được bảo đảm an toàn khi hàng hoá có tổn thất, trong khi vẫn phải thanh toán do bộ chứng từ nhận được là hoàn hảo, lúc này ngân hàng mở LC là người hưởng lợi bảo hiểm.

3. Cũng giống như vận đơn đường biển, chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có thể đích danh, theo lệnh hay vô danh.

  • Loại đích danh không thể chuyển nhượng được, nên không linh hoạt, do đó, nó được dùng hạn chế.
  • Loại theo lệnh rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế, nên được dùng phổ biến.
  • Loại vô danh là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ người nào nắm giữ nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm, do đó nó dễ bị lạm dụng.

Vì vậy trong thực tế ít dùng, nếu dùng thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc.

4. Theo quy tắc của UCP, số tiền được bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hoá đơn.

Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, hơn, do các bên thỏa thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao.

Ở đây cần giải thích: Tại sao số tiền bảo hiểm tối thiểu lại là một số có định là 110% giá trị của hoá đơn (hay giá CIF/CỊP)?

Điều này là vì nếu bộ chứng từ thanh toán là hoàn hảo, thi nhà nhập khẩu (hay ngân hàng mở L/C) phải thanh toán cho người xuất khẩu là 100% giá trị của hoá đơn, 10% phụ trội bao gồm hai thành phần: phần thứ nhất: trang trải các khoản chi phí và phí đã bỏ ra chuẩn bị nhập khẩu hàng hoá; phần thứ hai: phần còn lại bù đắp phần lợi nhuận dự tính cho nhà nhập khẩu.

5. Khi hợp đồng thương mại hay LC yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai bảo hiểm theo một bảo hiểm bao (Declaration under an open cover), thì nhà xuất khẩu có thể xuất trình một Bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán (vì Bảo hiểm đơn có giá trị pháp lý cao hơn), ngược lại thì không.

6. Khi hợp đồng thương mại hoặc LC yêu cầu chứng từ bảo hiểm phải được ký hậu để trồng, nhưng người hưởng lợi LC lại xuất trình chứng từ bảo hiểm cho người cằm (to Bearer), tức vô danh, thì chứng từ này vẫn được chấp nhận thanh toán. Điều này xuất phát từ bản chất của chứng từ cho người cầm là tương đương với ký hậu để trống “endorsed in blank”.

Khi người nhập khẩu hay ngân hàng mở LC nhận được chứng từ loại này vẫn bảo đảm được quyển đòi bồi thường khi có tổn thất xảy ra, do đó nó cần phải được chấp nhận thanh toán.

7. Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình:

Về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau. Cách thức thể hiện bản gốc trên chứng từ bảo hiểm là tương tự như trên vận đơn đường biển.

Đối với vận đơn đường biển có thể gửi một bản gốc theo hàng hoá cho người nhận hàng, trong khi đó chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình trọn bộ (full set). Chứng từ bảo hiểm không cần phải gửi theo hàng hoá vì nó không liên quan đến việc nhận hàng mã chỉ cản thiết cho việc lập hồ sơ đòi bồi thường. Do vậy, người được bảo hiểm và người được chuyển nhượng phải nắm giữ trọn bộ bản gốc tránh sự lạm dụng,

8. Ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm:

Về nguyên tắc, ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng. Vì nếu muộn hơn ngày giao hàng nghĩa là hàng hoá đã không được bảo hiểm trong khoảng thời thời gian từ khi giao hàng đến ngày bảo hiểm có hiệu lực, do đó, các bên có quyền lợi bảo hiểm có thể từ chối bộ chứng từ thanh toán.

Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, hàng hoá có thể được mua bảo hiểm ngay cả sau khi đã được giao, miễn là trên chứng từ bảo hiểm có thể hiện “hiệu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng”.

9. Bảo hiểm mọi rủi ro:

Cho dù chứng từ bảo hiểm có điều khoản quy định “All Risks Insurance Cover”, hay được thể hiện bằng, “Condition A” có phạm vi bảo hiểm rộng rãi nhất, bảo đảm cao nhất quyền lợi của người được bảo hiểm. Tuy nhiên, về thực chất “mọi rủi ro” ở đây chỉ bao gồm các rủi ro bắt nguồn từ bên ngoài như: thiên tai, sự cố bất ngờ, tôn thất trong bốc đỡ, chuyển tải…

Người bảo hiểm không bồi thường những khuyết tật vốn có của hàng hoá (inherent vice), hay tính chất tự nhiên của hàng hoá (inherent nature)… Những rủi ro về chiến tranh, đình công… cũng không được bồi thường vì có điều kiện bảo hiểm riêng.

Tóm lại, bảo hiểm đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm phải có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Hiệu lực của bảo hiểm phải được bắt đầu không muộn hơn ngày giao hàng (shipment date).
  • Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ.
  • ác loại rủi ro cần bảo hiểm phải thích đáng nhằm bảo vệ hàng hóa.
  • Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định.
  • Mô tả hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm phải đúng với hàng hoá thực tế được bảo hiểm. Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người hưởng lợi bảo hiểm chấp nhận.

Điều Kiện Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

II. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo ICC 01/01/2009 do Viện những người bảo hiểm London phát hành, đây là bộ điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu gồm: ICC-A, ICC-B, ICC-C, Chiến tranh, Đình công.

1. Điều kiện A (All risk), Điều kiện B, Điều kiện C

Điều kiện A, B, C bao gồm các rủi ro được bảo hiểm tương ứng trừ những trường hợp loại trừ:

Rủi ro được bảo hiểm Điều khoản
C B A
Cháy hoặc nổ * * *
Phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp * * *
Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh * * *
Đâm va với vật thể khác, ngoại trừ nước * * *
Dỡ hàng tại cảng lánh nạn * * *
Hy sinh tổn thất chung * * *
Ném hàng xuống biển * * *
Tổn thất chung và chi phí cứu hộ * * *
Trách nhiệm đâm va hai bên cùng có lỗi * * *
Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh * *
Nước cuốn khỏi tàu * *
Nước biển, nước hồ hay nước sông xâm nhập vào phương tiện vận chuyển hoặc nơi chứa hàng * *
Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu hoặc trong khi đang xếp/ dỡ * *
Cướp biển *
Manh động của thủy thủ đoàn *
Rủi ro khác *

Ghi chú: (*) được bảo hiểm (-) không được bảo hiểm

2. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hóa do:

(i) Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào;

(ii) Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;

(iii) Mìn, thủy lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;

(iv) Tổn thất chung và chi phí cứu nạn các phương thức thanh toán quốc tế

Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hóa được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước.

Nếu có chuyển tải, bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng chuyển tải. học chứng chỉ kế toán trưởng

Đối với rủi ro mìn và ngư lôi trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hóa còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thỏa thuận đặc biệt khác.

3. Điều kiện bảo hiểm đình công

Điều kiện bảo hiểm đình công chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do:

(i) Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy;

(ii) Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị

(iii) Tổn thất chung và chi phí cứu nạn

Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công gây ra.

Mong rằng những chia sẻ về phần mềm SAP là gì, phần mềm Sap trong quản lý kho hàng đã giúp ích cho bạn nếu ban muốn làm về quản lý kho cho doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,…

Nếu bạn có mong muốn làm nghề xuất nhập khẩu và tham khảo khóa học xuất nhập khẩu, khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể xem thêm một số bài viết của chúng tôi.

Xem thêm:

Học xuất nhập khẩu Lê Ánh có tốt không

Tài Trợ Thương Mại Là Gì? Các Sản Phẩm Tài Trợ Thương Mại

Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu

Sale Xuất Khẩu Là Gì? Kinh Nghiệm Làm Sale Xuất Khẩu

SAP Là Gì? Cách Sử Dụng Phần Mềm SAP Quản Lý Kho

Rate this post

Trả lời