Thanh toán quốc tế

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

bảo lãnh ngân hàng là gì

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào? đây là vấn đề nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm bởi ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thanh toán cho lô hàng. Hiểu rõ về bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi đàm phán hợp đồng ngoại thương. Vì vậy, chúng tôi chia sẻ chi tiết nghiệp vụ về bảo lãnh ngân hàng trong bài viết dưới đây.

>>>>>> Xem thêm: Tài Trợ Thương Mại Là Gì? Các Sản Phẩm Tài Trợ Thương Mại

1. Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Để hiểu rõ về bảo lãnh ngân hàng, bạn cần tìm hiểu về khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng trong tiếng Anh là Bank Guarantee, là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Vì sao có sự xuất hiện của Bảo lãnh ngân hàng?

Về bản chất, trong giao dịch thương mại, tồn tại 2 chủ thể chính là BÊN BÁN & BÊN MUA.

Mối quan hệ trên vẫn diễn ra ổn định, đều đặn và bình thường, cho đến một ngày các chủ đề tham gia đều nhận thấy các vấn đề bất ổn lần lượt phát sinh.

Với bên bán:

họ cho rằng rủi ro nằm ở vấn đề sau khi đã giao hàng cho bên mua, vì nhiều lý do, bên mua chậm thanh toán, thậm chí không thực hiện thanh toán => Dẫn đến khả năng mất hàng và mất tiền. Ngoài ra, khả năng nghi ngại bên mua không thực hiện đúng quy định hợp đồng với các điều khoản có liên quan.

Với bên mua:

Vấn đề phát sinh khi người mua đã thanh toán trước tiền mua hàng (1 phần hay toàn bộ), những người bán không thực hiện giao hàng, không thực hiện đúng quy định hợp đồng => Dẫn đến rủi ro mất tiền và không có hàng để bán.

Thêm nữa, sau khi nhận hàng, sản phẩm phát sinh lỗi, người bán không thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra.

Một điều quan trọng nữa, trường hợp bên mua phải tạm ứng hay đặt cọc trước tiền hàng, được hiểu là, nguồn vốn kinh doanh của bên mua đã bị chiếm dụng bởi các đối tác, ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng mới, hay quay vòng vốn.

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Hiểu rõ về đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp cân nhắc có nên làm thủ tục bảo lãnh ngân hàng hay không.

+ Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch hay hành vi thương mại đặc thù.

+ Hoạt động bảo lãnh ngân hàng thường là tổ chức tín dụng thực hiện.

+ Tổ chức tín dụng không chỉ là người bảo lãnh mà còn là một nhà kinh doanh ngân hàng.

+ Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng sẽ có 2 hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh.

+ Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.

+ Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ, tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh phải thiết lập bằng văn bản.

+ Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (hay còn gọi là bảo lãnh độc lập).

bảo lãnh ngân hàng

2. Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

Để làm các thủ tục bảo lãnh ngân hàng, doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng quy trình làm bảo lãnh ngân hàng theo 6 bước sau:

Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu. Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng.

Hồ sơ bảo lãnh ngân hàng gồm:

+ Giấy đề nghị bảo lãnh

+ Hồ sơ pháp lý

+ Hồ sơ mục đích

+ Hồ sơ tài chính kinh doanh

+ Hồ sơ tài sản đảm bảo

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của Khách hàng, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của Khách hàng xin bảo lãnh.

Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại Hợp đồng độc lập với Hợp đồng kinh tế giữa Khách hàng và đối tác. Nó thể hiện sự ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và Khách hàng.

Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm Hợp đồng Kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của Ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong Hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm Hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, cần phải quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh.

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí).

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay, theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh.

3. Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Bao Nhiêu?

Phí bảo lãnh ngân hàng là mức phí mà người được bảo lãnh sẽ phải trả cho ngân hàng khi sử dụng dịch vụ này. Đó là khoản phí dùng để bù đắp những chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra và có tính đến những rủi ro có thể phải gánh chịu.

Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức sau:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

+ Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện cam kết trong hợp đồng.

+ Tỷ lệ phí (%): Tùy theo từng loại bảo lãnh, tùy thuộc mỗi ngân hàng ở các nước sẽ có biểu phí khác nhau.

Phí bảo lãnh ngân hàng sẽ được tính vào phí dịch vụ nói chung và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Với sự hỗ trợ của ngân hàng thông qua hoạt động bảo lãnh ngân hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển . Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về nghiệp vụ tài trợ thương mại cũng như khóa học thanh toán quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết Review học khóa học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi.

Mong rằng chia sẻ của xuất nhập khẩu online hữu ích với bạn.

Bài viết xem nhiều:

Từ khóa liên quan: bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng là gì, thư bảo lãnh ngân hàng, thư bảo lãnh ngân hàng là gì, các loại bảo lãnh ngân hàng, quy trình bảo lãnh ngân hàng, thủ tục bảo lãnh ngân hàng, câu hỏi về bảo lãnh ngân hàng, quy định về bảo lãnh ngân hàng

Rate this post

Trả lời