Vận tải

Giao nhận vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức là gì? Giao nhận vận tải đa phương thức cần những chứng từ gì. Tiếp theo trong bài viết dưới đây Xuất nhập khẩu online sẽ chia sẻ những vấn đề cần quan tâm về giao nhận vận tải đa phương thức

I. Giao nhận vận tải đa phương thức

1. Khái niệm vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) còn gọi là vận tải liên hợp (Combined Transport) là một cách thức vận tải trong đó hàng hóa được chuyên chở bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng để chở ở nước này đến một địa điểm giao hàng ở nước khác.

2. Đặc điểm vận tải đa phương thức

  • Sử dụng từ hai phương thức vận chuyển trở lên
  • Sử dụng một chứng từ vận tải
  • Người kinh doanh VTĐPT chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở học về xuất nhập khẩu online
  • Cước phí trả cho cả hành trình
  • Thường sử dụng các công cụ vận tải như container, pallet, trailer…

3. Lợi ích của vận tải đa phương thức

  • Tạo ra một đầu mối duy nhất vận chuyển hàng hóa “Door to Door”
  • Rút ngắn thời gian giao hàng, giảm rủi ro, tổn thất hàng hóa.
  • Giảm cước phí vận tải
  • Đơn giản hoá chứng từ và thủ tục

II. Các hình thức Vận tải đa phương thức

1. Vận tải đường biển – hàng không (Sea/Air):

Đây là kiểu kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và tốc độ của vận tải hàng không. Hình thức này thường dùng để chuyên chở những hàng có giá trị cao như hàng điện tử, máy tính, thiết bị,… ; những hàng có tính thời vụ như quần áo đồ chơi.

2. Vận tải đường biển – đường sắt (Seatrain):

Đây là kiểu kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và tính an tòan và tốc độ của vận tải đường sắt. Hình thức này sử dụng nhiều ở Châu Âu và Mỹ.

3. Vận tải đường sắt – ôtô (Rail/Road):

Hình thức này còn được gọi là Piggy back (Moóc lưỡng dụng). Đây là sự kết hợp giữa tính an tòan và tốc độ của vận tải đường sắt và tính cơ động của vận tải ôtô. Hình thức này đươc sử dụng nhiều ở Châu Aâu và Châu Mỹ. khóa học kế toán tổng hợp

4. Vận tải đường ôtô – hàng không (Road/Air):

Dịch vụ nhặt và giao (Pick up and Delivery) của vận tải ôtô thường gắn liền với vận tải hàng không. Vận tải ôtô đường dài ngày càng được sử dụng nhiều ở Châu Âu và Mỹ nhằm phục vụ cho các hãng hàng không có các tuyến bay đường dài qua Thái bình dương, Đại tây dương hoặc nối liền các lục địa.

5. Vận tải đường sắt – đường bộ – thủy nội địa – đường biển (Rail/Road/Inland WaterWay/Sea)

Kiểu kết hợp này thường được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ một nước này đến một nước khác. Các phương thức vận tải khác như đường bộ, sắt,… được sử dụng để chuyên chở hàng hóa từ một trung tâm ở nội địa của nước đi ra cảng và từ cảng của nước đến về các trung tâm tiêu thụ trong nội địa.

6. Mô hình cầu lục địa (Land Bridge):

Theo hình thức này, hàng container được vận chuyển giữa hai vùng biển (đại dương) qua một lục địa như là một cầu nối liền hai vùng biển đó. Nghĩa là theo hình thức, đường biển – đường bộ – đường biển. 

Các tuyến quan trọng:

  • Giữa Châu Âu hoặc Trung Đông và Viễn Đông qua lãnh thổ của các nước thuộc Liên Xô cũ.
  • Giữa Châu Aâu và Viễn Đông qua lãnh thổ của Mỹ
  • Viễn Đông – Mehico

Mô hình Mini – Bridge:

Hình thức vận chuyển các container bằng tàu từ một cảng của nước này đến một cảng của nước khác, sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt cho người chuyên chở đương biển cấp.

Hình thức này thường dùng để chuyen chở hàng hóa giữa Mỹ và vùng Viễn đông, giữa Mỹ và Châu âu, giữa Mỹ và Australia,…

Mô hình Micro – Bridge:

Hình thức này cũng tương tự như Mini-Bridge, nhưng chỉ khác là nơi kết thúc hành
trình không phải là thành phố cảng mà là thành phố thương mại, công nghiệp nội địa.

Giao nhận vận tải đa phương thức

III. Người kinh doanh Vận tải đa phương thức

1. Khái niệm người kinh doanh vận tải đa phương thức

Người kinh doanh vận tải đa phương thức – MTO (Multimodal Transpor Operator) là người tự mình hoặc thông qua người khác thay mặt cho mình, ký kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như một người ủy thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

2. Phân loại người kinh doanh vận tải đa phương thức

MTO có tàu (Vessel Operating Multimodal Transport Operators – VO-MTOs ) Bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh khai thác tàu, đồng thời nhận thêm dịch vụ vận tải đa phương thức tức làm vai trò MTO. Các chủ tàu loại này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, hàng không, sắt,… mà phải ký hợp đồng với các chủ phương tiện trên để thuê chở hàn trên các đoạn đường đó.

MTO không tàu (Non Vessel Operating Multimodal Transport Operators – NVOMTOs), bao gồm những người sau:

  • Chủ sở hữu một trong những phương tiện vận tải khác không phải là tàu, như ôtô, máy bay,… nhưng lại cung cấp dịch vụ chở suốt. Nếu không có tàu biển, hay phương tiện vận tải khác hoặc phải đi thuê.
  • Những người kinh doanh các dịch vụ có liên hệ đến vận tải như xếp dỡ, kho hàng
  • Những người vận tải công cộng không có tàu (Non Vessel Operating common carrier – NVOCC): họ không kinh doan tàu biển nhưng lại cung cấp dịch vụ VTĐPT thương xuyên, kể cả viêc thu gom hàng (consolidator) trên các tuyến đường cụ thể.

IV. Một số Công ước về vận tải đa phương thức

Trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa vận tải được quy định trong:

– Công ước LHQ về hàng hóa VTĐPT quốc tế (Công ước Geneve 24/5/1980)

– “The UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents”, số 481, 1-1-1992 Tuy nhiên hiện nay, Công ước LHQ về hàng hóa VTĐPT quốc tế chưa có hiệu lực, nên trách nhiệm của MTO hoặc dựa trên chế độ trách nhiêm thống nhất theo quy định của”

Bản Quy tắc về chứng từ VTĐPT” của UNCTAD/ICC, họăc dựa trên chế độ trách nhiệm từng chặng đường vận tải: “Bản Quy tắc về chứng từ VTĐPT” của UNCTAD/ICC:

– Quy tắc 4.1: MTO có trách nhiệm đối với hàng hóa từ khi nhận hàng đến lúc hàng được giao.

– Quy tắc 4.2: MTO sẽ chịu trách nhiệm về những hàng vi thiếu sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đang hành động trong phạm vi công việc được giao; hoặc của bất kỳ người nào khác mà MTO sử dụng để thực hiện hợp đồng, như thể là những hành vi thiếu sót của bản thân.

– Quy tắc 5.1: MTO sẽ chịu trách nhiệm về những mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cũng như chậm giao hàng, nếu sự cố gây mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cũng như chậm giao hàng xảy ra khi hàng hóa còn nằm trong sự trông nom của MTO; trừ phi MTO chứng minh được mình, người làm công hoặc đại lý của mình, hoặc bất kỳ người nào khác như đề cập ở quy tắc 4.2 không có lỗi.

– Quy tắc 6: Giới hạn trách nhiệm của MTO

6.1: 666,67 SDR cho mỗi một kiện hoặc đơn vị; hoặc 2SDR cho mỗi kilogram hàng hóa cả bì bị mất hoặc hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn.

6.2: Container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự được coi là một kiện hoặc một đơn vị

6.3: Nếu vận tải đa phương thức trong hợp đồng không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, thì giới hạn bồi thường không vượ quá 8,33 SDR cho mỗi kilogram hàng hóa cả bì bị mất hoặc hư hỏng

6.4: Nếu tổn thất xảy ra ở một chặng đường của vận tải đa phương thức, mà chặng đường đó có một Công ước quốc tế được áp dụng hay luật quốc gia bắt buộc, nếu có hợp đồng vận tải ký kết riêng cho chặng đường đó, giới hạn trách nhiệm của MTO sẽ được xác định bằng cách tham khảo. Công ước quốc tế được áp dụng hay luật quốc gia bắt buộc đó.

6.5: Nếu MTO chịu trách nhiệm về thiệt hại do chậm giao hàng hoặc những mất mát thiệt hại là do hậu quả chứ không phải là mất mát hoặc hư hỏng của bản thân hàng hóa, trách nhiệm của MTO được giới hạn ở một số tiền không vượt quá một khoản tương đương với số tiền cước theo hợp đồng vận tải đa phương thức

6.6: Tổng trách nhiệm của MTO sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm trong trường hợp hàng bị mất toàn bộ

*Nếu áp dụng chế độ trách nhiệm từng chặng đường, khi có tổn thất hàng, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

– Nếu tổn thất ở chặng vận tải nào thì sẽ áp dụng chế độ trách nhiệm của phương thức vận tải tương ứng.

– Nếu không xác định được tổn thất xảy ra ở chặng nào, hai phải thỏa thuận trước trong hợp đồng vận tải đa phương thức (hoặc quy đinh sẵn trong chứng từ vận tải đa phương thức) là sẽ áp dụng chế độ trách nhiệm của phương thức vận tải nào (luật pháp, quy tắc nào,…)

Chế độ trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa theo từng phương thức vận tải:

Vận tải biển: Quy tắc Hague Rules, Hague – Visby Rules, và Hamburg Rules 1978

Vận tải hàng không:

  • Công ước Warsaw 1929 và các nghị định thư sửa đổi, bổ sung 1955, 1975
  • Công ước Guadalazara 1961; Hiệp định Montreal 1966; Nghị định thư Guatemala 1971 và các nghị định thư bổ sung khác,…

Vận tải đường bộ: Công ước về hợp đồng vận tải đường bộ quốc tế (CMR – Conven tion de Transport des Marchandises par Router) 1956

Vận tải đường sắt: Công ước quốc tế về vận tải đường sắt COTIF 1980 và CIM 1996

Ngoài ra, còn có một số công ước liên quan đến vấn đề thủ tục hải quan đối với vận tải đa phương thức, như:

  • Công ước về quá cảnh của các nước không có biển 1965
  • Công ước đường bộ quốc tế Châu Aâu (Transport International Routier) 1959, sửa đổi 1975,…
  • Công ước hải quan về hàng hóa quá cảnh quốc tế 1971
  • Công ước hải quan về container , 1972
  • Công ước Quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan Kyoto 1973

V. Chứng từ vận tải đa phương thức

Do Công ước Liên Hợp Quốc về hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế chưa có hiệu lực, nên thực tế chưa có mẫu chứng từ vận tải đa phương thức chung cho các nước sử dụng. Tuy nhiên căn cứ vào “Bản Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức” của UNCTAD/ICC, nhiều tổ chức quốc tế về vận tải và giao nhận đã soạn thảo một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức để các nước sử dụng, như:

1. Vận đơn FIATA (FBL – FIATA negotiable mutimodal transport Bill off Lading)

Là loại vận đơn chở suốt do FIATA soạn thảo để dùng cho những người giao nhận quốc tế đồng thời đóng vai trò MTO. Khi cấp FBL, người giao nhận không những phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức mà còn phải chịu trách nhiệm về các hành vi lỗi lầm của người vận tải và các bên thứ ba liên hệ khác đã được MTO sử dụng dịch vụ của họ.

2. Chứng từ vận tải liên hợp (Combined Transport Document – COMBIDOC) do Ủy
ban Hàng hải quốc tế – BIMCO (Baltic International Maritime Chamber Organization) chủ yếu cho các VO – MTO sử dụng, đã được ICC thông qua.

3. Chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Document – MULTIDOC)

Chứng từ này do Hội nghị của Liên Hợp Quốc về mậu dịch và phát triển (UNCTAD) sọạn thảo dựa trên Công ước Liên hợp quốc về hàng hóa vận tải đa phương thức, nhưng do Công ước chưa có hiệu lực nên ít được sử dụng.

4. Chứng từ vừa dùng cho vận tải liên hợp vừa dùng cho vận tải đường biển (B/L for Combined Transport Shipment or Port to Port Shipment): Loại vận đơn này do các hãng tàu phát hành.

Rate this post

Trả lời