Tiếp theo trong bài viết này Xuất nhập khẩu online xin chia sẻ bài viết giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
1. Một số dịch vụ của người giao nhận đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
– Đại lý hàng IATA: (Air Cargo Agency)
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế – ICAO (International Civil Aviation Organization): do LHQ thành lập tại Chicago 1944, nhằm mục đích phát triển những nguyên tắc và kỹ thuật của vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế. ICAO có 185 thành viên (Việt nam là thành viên của ICAO từ năm 1980).
Mục tiêu của ICAO là:
- Bảo đảm an toàn và phát triển có trật tự ngành hàng không dân dụng quốc tế trên toàn cầu.
- Khuyến khích các kỹ thuật thiết kế và khai thác tàu bay nhằm mục đích hoà bình. tự học xuất nhập khẩu online
- Khuyến khích phát triển đường hàng không, cảng hàng không, và các phương tiên bảo đảm không lưu cho ngành hàng không dân dụng quốc tế.
- Đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng không một cách an toàn, hiệu quả,…
- Tránh phân biệt đối xử quản trị nhân sự cơ bản
- Đẩy mạnh phát triển chung của ngành hàng không quốc tế về mọi mặt.
ICAO có trụ sở tại Montreal, và các văn phòng tại Paris, Dakar, Cairo, Bangkok, Lima, Mexico.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế – IATA (International Air Transport Assosiation): là tổ chức tự nguyện phi chính trị của các hãng hàng không thành lập 1945. Thành viên là những hãng của các nước không là thành viên của ICAO.
Đại lý hàng IATA là một đại lý giao nhận hoạt động như đại diện của các hãng hàng
không IATA. Với tư cách là đại lý IATA, NGN cung cấp những dich vụ sau:
- Dịch vụ lưu khoang: NGN thu xếp vận chuyển và lưu khoang máy bay với hãng hàng không và định lịch trình giao hàng tại sân bay
- Tạo phương tiện cho việc tiếp nhận hay thu gom những chuyến hàng xuất khẩu của khách hàng khóa học kế toán tổng hợp thực hành
- Đảm bảo và chứng nhận đóng gói do người xuất khẩu cung cấp phù hợp với thể lệ của IATA và Nhà nước
- Chuẩn bị chứng từ hàng không kể cả những chi phí trong đó và đảm bảo là hoá đơn và các chứng từ thương mại đáp ứng được mọi yêu cầu của việc vận chuyển hàng không của cơ quan hàng không và của hải quan.
- Theo dõi việc di chuyển hàng.
Trường hợp Người giao nhận làm đại lý với điều kiện “Hàng sẵn sàng vận chuyển cho hãng hàng không để hưởng hoa hồng”, thì người giao nhận còn thực hiện các công việc sau:
- Cấp vận đơn hàng không phù hợp với chỉ dẫn của người gửi hàng
- Ghi ký mã hiệu về tên, địa chỉ của người nhận hàng trên tất cả các kiện hàng của từng lô hàng. học xuất nhập khẩu ra làm gì
- Đóng gói từng lô hàng thích hợp cho việc vận chuyển của từng loại hàng (hàng thường, hàng nguy hiểm,…)
- Dán bao bì, nhãn hiệu loại hàng gồm những nhãn hiệu tiêu chuẩn đối với những lô hàng đặc biệt (hàng mau hỏng, súc vật sống, hàng nguy hiểm,…)
Trách nhiệm đại lý hàng hóa IATA kết thúc đối với hãng hàng không khi anh ta giao hàng và chứng từ cho hãng hàng không sẵn sàng chuyên chở.
Người giao nhận hàng không:
Ngoài những dịch vụ của một đại lý hàng IATA, NGN còn làm các dịch vụ:
Gom hàng: là tập trung một số lô hàng nhỏ, lẻ thành một số lô hàng lớn gửi đi cùng một địa điểm theo cùng một vận đơn hàng không. Khi hàng đến điểm đích, đại lý của anh ta lo liệu nhận lô hàng, dỡ ra và chia lẻ (Break Bulk Agent).
Thực hiện dịch vụ gom hàng, người giao nhận có lợi là thu được khoản chênh lệch đáng kể do hãng hàng không dành giá thấp hơn cho những lô hàng lớn.
Những dịch vụ khác:
– Hàng xuất khẩu:
- Giám sát việc di chuyển hàng bao gồm việc chuyển tải và chuyển tiếp hàng đến đại điểm giao hàng cuối cùng.
- Cung cấp chuyến hàng lớn để thuê chở toàn bộ, một phần hay thuê từng phần nhỏ của máy bay.
- Dán nhãn.
- Xếp hàng vào container của máy bay để giao cho hãng hàng không nhận chở.
- Thu xếp việc hoàn lại các khoản thuế, phí đã thanh toán cho hàng, hay hàng tái xuất.
– Hàng nhập khẩu: Người giao hàng cũng có thể cung cấp những dịch vụ liên quan đến hàng nhập khẩu thông qua chi nhánh của họ ở nước ngoài hay thảo luận với đại lý bản xứ những dịch vụ:
- Thu xếp dỡ hàng và chia lẻ
- Khai báo hải quan và giao hàng
- Ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phí cho hàng nhập khẩu
- Thực hiện việc lập lại chứng từ về hàng tái xuất
- Thực hiện việc trung chuyển trong nước đến điểm khai báo cuối cùng.
- Lo thu xếp xin giảm các khoản thuế, phí cho hàng nhập khẩu trước đây đã xuất (hàng tái nhập). học chứng chỉ kế toán trưởng online
Quyền hạn, nghĩa vu, và trách nhiệm của người chuyên chở:
Có nhiều công ước quốc tế quy định về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở hàng không như Công ước Warsaw 1929 và các nghị định thư sửa đổi, bổ sung 1955, 1975,… theo đó:
+ Quyền:
- Đòi thanh toán tiền cước phí, và các chi phí khác mà họ đã chi thay cho người gởi hàng (nếu có).
- Cầm giữ hàng khi người gởi / nhận không thanh toán tiền cước (cho đến khi trả xong)
+ Nghĩa vụ:
– Chăm sóc chu đáo hàng hóa: giám sát bốc dỡ, sắp xếp hàng, có những biện pháp bảo quản đối với những loại hàng hóa có yêu cầu riêng nếu không thực hiện đúng, người chuyên chở buộc phải hoàn lại tiền cước. Nếu việc thực hiện không đúng hợp đồng không phải do những lý do hợp lý gây ra thì anh ta cũng phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc không thực hiện đúng hợp đồng đó.
– Thông báo cho người nhận ngay khi hàng đến địa điểm nhận hàng trừ phi có thoả
thuận khác trong hợp đồng.
+ Trách nhiệm:
– Đối với vận chuyển hàng không, người chuyên chở chịu trách nhiệm về hàng hóa
trong suốt thời gian hàng hóa ở sân bay, trên máy bay.
– Chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất mát hàng hóa trong quá trình chuyên chở – Presumed Faults’ (trừ khi người chuyên chở và đại lý của anh ta chứng minh được họ đã tiến hành những biện pháp bảo quản phòng ngừa cần thiết); hoặc hư hỏng xảy ra do giao hàng chậm.
– Việc vận chuyển hàng hóa không bao gồm thời gian mà người chuyên chở chịu trách nhiệm về hàng hóa dù là ở sân bay hay trên máy bay hay ở bất cứ chỗ nào.
– Tuy vậy thời gian này không mở rộng ra cho việc vận chuyển bằng đường bộ, đường sông hay đường biển được thực hiện ngoài khu vực sân bay trừ phi việc vận chuyển như thế phù hợp với hợp đồng chuyên chở bằng đường hàng không.
* Trong trường hợp “máy bay là máy bay cho thuê” cần phân biệt người chuyên chở thực sự và người thầu chuyên chở:
– Người thầu chuyên chở: là người thuê máy bay, đã ký hợp đồng vận tải với người gởi hàng/người giao nhận và cấp chứng từ vận tải.
– Người chuyên chở thực thụ: là chủ máy bay.
Xem thêm: Giao nhận vận tải quốc tế
II. Một số chứng từ sử dụng trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
1. Chứng từ lưu khoang (Booking note):
Là chứng từ xác nhận việc đặc chổ trên máy bay đã được chấp nhận. Mỗi hãng hàng
không có mẫu chứng từ lưu khoang riêng.
Nội dung: người gửi hàng, người nhận hàng, nơi đi – nơi đến, thông tin về hàng hóa,
số hiệu máy bay, ngày giờ bay,…
2. Bản kê khai gửi hàng của người gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction for issued
Airwaybill)
Đây là chứng từ do người gửi hàng kê khai theo mẫu của hãng hàng không vận chuyển, nhằm ủy quyền cho đại lý thay mặt mình lập vận đơn và xác định nội dung lô hàng vận chuyển được kê khai đầy đủ.
3. Hướng dẫn gửi hàng (Shipper instructions of despatch)
Đây là chứng từ được lập khi tiến hành kiểm tra và cân hàng tại sân bay. Mục đích là kiểm tra thực tế lô hàng có đúng với khai báo hay không và xác định trọng lượng tính cước chuyên chở.
Theo quy ước của IATA, trọng lượng tính cước Chargeable weight) sẽ được tính theo:
- Trọng lượng cả bì thực tế (Gross weight)
- Thể tích (Volume )
Cách quy đổi thể tích sang trọng lượng theo thể tích (volume weight) theo IATA: 6,000 cm3 = 1kg
Đối với những loại hàng hóa đặc biệt: người gửi hàng phải kê khai chi tiết đặc điểm hàng hóa, cách đóng gói bảo quản theo mẫu riêng.
- Tờ khai của người gửi hàng về hàng nguy hiểm (Shipper’s Declaration for Dangerous Goods)
- Giấy chứng nhận về súc vật sống (Shipper’s Certification for Live animals)
- Giấy chứng nhận về vũ khí, đạn dược
4. Danh mục hàng hóa chuyên chở (Air cargo Manifest)
Là bản liệt kê tóm tắt tất cả các lô hàng hóa chở trên máy bay, do người vận tải lập ra.
Có hai loại manifest:
- Manifest chính do hãng hàng không lập (Master AirManifest)
- Manifest cua NGN (House AirManifest)
5. Vận đơn hàng không (Airwaybii)
Là một chứng từ vận tải đường hàng không do người chuyên chở or người đại diện
của họ cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng đã xếp lên mâm và lên máy bay
Chức năng:
- Hợp đồng chuyên chở
- Bằng chứng việc nhận hàng
- Hoá đơn cước phí
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy hải quan
- Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không
Các loại vận đơn hàng không:
* Vận đơn chủ và vận đơn nhà:
- Hãng hàng không sẽ cấp vận đơn chủ (Master Airway Bill – MAWB) cho cả lô hàng cho người giao nhận hàng hóa, địa chỉ người nhận hàng là đại lý chia lẻ (Break Bull Agent).
- Người giao nhận lập vận đơn riêng cho mình – vận đơn nhà (House Airway Bill – HAWB) cho từng lô hàng lẻ, và giao cho người gởi hàng. Loại vận đơn này do hãng hàng không cấp cho người giao nhận làm dịch vụ gom hàng (Consolidation).
* Vận đơn của hãng hàng không (Airline AWB)
* Vận đơn trung lập (Neutral AWB)
Nội dung vận đơn:
– Tên người gửi hàng / người nhận hàng
– Mô tả về hàng hóa chuyên chở
– Ký mã hiệu vận chuyển
– Số vận đơn
– số chuyến bay, ngày bay
– Nơi đi – nơi đến
– Hành trình yêu cầu
– Số tiền bảo hiểm khai báo
– Giá trị kê khai
– Những yêu cầu phục vụ
– Cước phí và phụ phí, cách thức thanh tóan cước
6. Thông báo hàng đến (Notice Of Arrival)
Là chứng từ do hãng hàng không hoặc đại lý gửi cho người nhận hàng khi máy bay
đến sân bay đến, nhằm giúp người nhận hàng chuẩn bị nhận hàng, lấy vận đơn và lệnh giao hàng.
7. Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)
Là chứng từ giao hàng do hãng hàng không hoặc đại lý cấp phát cho người nhận hàng để đến sân bay nhận hàng. Là căn cứ cho người phụ trách kho bãi giao hàng cho người nhận.
Trả lời