Xuất nhập khẩu

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì? Soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu như thế nào? Đây là những câu hỏi thường được người mới trong ngành tìm kiếm.

Trong bài viết này Xuất nhập khẩu online sẽ hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu và những lưu ý khi soạn thảo và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, mời các bạn theo dõi!

Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì?

Hợp đồng xuất nhập khẩu (Contract/P.O/S.A) về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. khóa học về xuất nhập khẩu

Các bước ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Các bước cơ bản khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu:

  • Bước 1: Soạn dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu
  • Bước 2: Đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo
  • Bước 3: Hoàn thiện – ký kết hợp đồng khóa học logistics tại hà nội

Việc soạn thảo dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ giúp 2 bên thể hiện văn hóa trong mua bán, và dự liệu được những gì đối tác muốn trước khi đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.

Bản dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu giống như một bản kế hoạch chi tiết cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt thì coi như đã đạt đến 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng khóa học kế toán thuế

Cách soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

Bố cục hợp đồng xuất nhập khẩu

Bố cục của một bản hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ bao gồm:

  • Tên, số hợp đồng, ngày hợp đồng
  • Thông tin bên mua, bên bán
  • Thông tin hàng hóa (tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, đơn vị tính, đơn vị tiền tệ…) lớp nghiệp vụ khai báo hải quan
  • Điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thông tin bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thời gian dự kiến giao hàng… học kế toán trên excel
  • Trách nhiệm các bên, thông tin ngân hàng, điều kiện bất khả kháng, điều kiện bảo hành (nếu có), điều khoản chung… nghiệp vụ khai báo hải quan

Nội dung cơ bản của hợp đồng là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa thuận. Ðể thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với các bên ký hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh.

Xem chi tiết: Nội dung các điều khoản của một hợp đồng xuất nhập khẩu

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

Cần xác định tư cách chủ thể của các bên ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có quyền khi tham gia ký kết hợp đồng thương mại cần lưu ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đó là phải xác định quyền hợp pháp và tư cách chủ thể. học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Để làm được điều đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ít nhất các thông tin sau:

Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Cần có Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.

Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đàm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền. 

Đối với cá nhân: Cần có đầy đủ Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết. học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Tên gọi hợp đồng xuất nhập khẩu

Tên gọi của hợp đồng xuất nhập khẩu thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ:

Ví dụ: Tên loại hợp đồng là hợp đồng mua bán, kết hợp với tên hàng hóa là Sầu Riêng, từ đó ta có tên hợp đồng là Hợp đồng mua bán Sầu Riêng. Về cách gọi tên hợp đồng, các bạn có thể tham khảo tại Chương 16 – Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005. học logistics online

Căn cứ ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Khi ký kết hợp đồng, các bên cần đến văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu và khả năng của các bạn để làm căn cứ ký kết hợp đồng. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh.

Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hóa với một doanh nghiệp Đài Loan có thỏa thuận là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có) khóa học quản trị nhân sự tại hà nội

Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực

  • Chủ thể phải có đủ tư cách pháp lí
  • Hàng hóa của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật

Một vài điểm lưu ý khác khi soạn thảo và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

  • Các bên ký kết phải có trụ sở kinh doanh ở địa điểm cụ thể
  • Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở.
  • Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng là động sản, tức là hàng có thể di chuyển. học quản trị nhân sự
  • Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên.
  • Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết, bởi khi hợp đồng đã ký rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi cho bên yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi.
  • Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giải quyết những điểm hai bên không đề cập đến.
  • Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán hoặc ở nước người mua và luật lựa chọn.
  • Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phải phản ánh được nội dung đã thỏa thuận, tránh những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách. khóa học hành chính nhân sự tại tphcm
  • Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo. Trước khi ký kết bên kia phải xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưa được thỏa thuận hoặc bỏ qua không ghi vào hợp đồng những điều đã được thống nhất. học quản trị nhân sự ở đâu
  • Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết.
  • Ngôn ngữ thường dùng để xây dựng hợp đồng là thứ ngôn ngữ mà hai bên cùng thông thạo.

Xem thêm: So sánh incoterms 2020 và 2010

Rate this post

Trả lời