Xuất nhập khẩu

Incoterms Là Gì? Một Số Lưu Ý Về Incoterms Trong Thương Mại Quốc Tế

Incoterms Là Gì?

Incoterms thuộc các quy tắc của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại nội địa và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại toàn cầu phát triển.

Việc dẫn chiếu Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm rủi ro tính phức tạp về mặt pháp lý.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Khai Báo Hải Quan Ở Đâu Tốt Nhất

1. Incoterms là gì?

Incoterms hay Điều kiện thương mại quốc tế là những thuật ngữ ngắn gọn được hình thành trong thực tiễn thương mại quốc tế để phân chia trách nhiệm về chi phí và rủi ro đối với hàng hóa giữa người mua và người bản trong giao nhận hàng hóa.

Incoterms là chữ viết tắt của “International Commercial Terms” dịch sang tiếng Việt là “Các điều kiện thương mại quốc tế”. Do không được, được định nghĩa chính thức trong các văn bản pháp lý, nên các thuật ngữ sau đây không nên dùng để thay thế cho Incoterms như: Shipment Terry, Terms of Delivery, Trade Terms…

Kể từ khi Incoterms được ICC ban hành năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế.

Hiện nay, Incoterms đã đề cập đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, sử dụng thông tin điện tử trong kinh doanh, mối quan tâm ngày càng cao về an mình trong chu chuyển hàng hóa và những thay đổi về thực tiễn vận tải; đồng thời cập nhật và củng cố những điều kiện giao hàng”, giảm số điều kiện thương mại quốc tế từ 15 xuống 11, và trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn.

Do hội tụ được những thông lệ và tập quản phổ biến nhất trên toàn thế giới, nên ngay từ khi ra đời, Incoterms đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp ở mọi nơi và được hầu hết các quốc gia cho phép áp dụng.

2. Tổ chức ban hành và tính chất pháp lý của Incoterms

Tổ chức ban hành: Phòng thương mại quốc tế, Paris (International Chamber of Commerce – ICC Paris).

Các phiên bản Incoterms đã phát hành:

+ Lần 1 năm 1936: Giải thích điều kiện CIF.

+ Lần 2 năm 1953: Giải thích 9 điều kiện.

+ Lần 3 năm 1967: Sửa đổi phiên bản 1953.

+ Lần 4 năm 1976: Thêm phụ lục của 1953.

+ Lần 5 năm 1980: Giải thích 14 điều kiện.

+ Lần 6 năm 1990: Giải thích 13 điều kiện.

+ Lần 7 năm 2000: Giải thích 13 điều kiện trong ĐK TMĐT.

+ Lần 8 năm 2010: Giải thích 11 quy tắc, có hiệu lực 01/01/2011.

+ Lần 9 năm 2020: Giải thích 11 quy tắc điều chỉnh một số điều kiện so với bản 2010.

Tính chất pháp lý của Incoterms:

Incoterms là văn bản do ICC ban hành, mà ICC là một tổ chức mang tính chấp hiệp hội nghề nghiệp (phi chính phủ, phi quyền lực) chứ không phải tổ chức liên chính phủ (có quyền lực), nên Incoterms chỉ có tính chất pháp lý tùy ý đối với các hội viên cũng như các bên liên quan, tức không mang tính chất pháp lý bắt buộc thực hiện đương nhiên như các văn bản luật.

Tính chất pháp lý tùy ý của Incoterms thể hiện ở các điểm chính:

a. Tất cả các phiên bản Incoterms đều còn nguyên hiệu lực, nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán phải nói rõ là áp dụng Incoterms nào.

b. Chỉ khi trong hợp đồng mua bán có dẫn chiếu áp dụng Incoterms, thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện đối với các bên liên quan.

c. Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng mua bán:

– Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong Incoterms.

– Bổ sung những điều khoản trong hợp đồng mà Incoterms không đề cập.

d. Nếu nội dung Incoterms có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia. được vượt lên trên bề mặt phát lý. Điều này có nghĩa là, phán quyết của tòa án các cấp quốc gia hay quốc tế) có thể phủ nhận các điều khoản của Incoterms.

Do là văn bản pháp lý tùy ý, nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót. tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng. Các bên liên quan khi áp dụng Incoterms cần phải hiểu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan.

Do các mẫu hợp đồng mua bán thường được in sẵn, trong đó có điều khoản áp dụng Incoterms, nên để tránh sự hiểu lầm, khi ký hợp đồng mua bán các bên phải đặc biệt chú ý đến điều khoản áp dụng Incoterms. Nếu điều khoản Incoterms in sẵn không thích hợp (cũ), thì phải sửa lại theo yêu cầu của các bên.

Incoterms Là Gì?

3. Mục đích của Incoterms

Thứ nhất, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người bán và người mua trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá, gồm:

a. Phân chia chi phí giữa người bán và người mua.

b. Xác định địa điểm, tại đó rủi ro mất mát, hư hỏng về hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua.

c. Xác định ai là người có nghĩa vụ thông quan XK và NK.

d. Chuyển giao chứng từ về hàng hóa.

Thứ hai, Incoterms cung cấp một số thông tin về tạo lập chứng từ (Invoice, Transport and Insurance documents). Tuy nhiên, chức năng này chỉ là thứ yếu.

Thứ ba, tránh sự suy diễn, hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên trong việc phân chia chi phí và chuyển giao rủi ro về hàng hóa.

4. Những người sử dụng Incoterms

Quy tắc Incoterms được người mua, người bán sử dụng một cách trực tiếp; ngoài ra, còn được các bên liên quan sử dụng một cách gián tiếp gồm:

a. Các ngân hàng:

Hầu hết các LC đều dẫn chiếu quy tắc Incoterms, trên cơ sở đó ngân hàng yêu cầu người mua/người bán xuất trình chứng từ phù hợp với quy tắc incoterms và quy định của LC.

b. Các nhà bảo hiểm:

Khi có tổn thất về hàng hóa xảy ra, nhà bảo hiểm luôn nỗ lực xác định chính xác rủi ro xảy ra ở đâu và người mua hay người bán phải chịu trách nhiệm. Để làm được điều này, nhà bảo hiểm phải căn cứ vào quy tắc Incoterms áp dụng.

c. Người chuyên chở và người giao nhận:

Căn cứ vào quy tắc Incoterms để xác định người mua hay người bán phải trả cước vận chuyển; xác định người mua hay người bán phải chịu” trách nhiệm về các sự kiện khác trong quá trình vận chuyển (handling loading, unloading, lighterage, wharfage, v.v.).

5. Incoterms với phương thức thanh toán

Các quy tắc của Incoterms không đề cập tới các phương thức thanh toán, nghĩa là Incoterms và các phương thức thanh toán là độc lập với nhau. Hay nói cách khác, bất kỳ quy tắc nào của Incoterms đều có thể áp dụng cho bất kỳ phương thức thanh toán nào; ngược lại, bất kỳ phương thức thanh toán nào cũng có thể áp dụng cho bất kỳ quy tắc Incoterms nào.

Chính vì vậy, việc lựa chọn phương thức thanh toán và quy tắc của Incoterms cho từng thương vụ là hoàn toàn tự do, phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Như vậy, người mua và người bán phải căn cứ vào thực tế mối quan hệ giữa hai bên, mặt hàng, tuyến đường, phương thức vận tải… để quyết định lựa chọn phương thức thanh toán và quy tắc Incoterms thích hợp.

6. Phạm vi điều chỉnh của Incoterms

Theo truyền thống, các quy tắc Incoterms thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế, khi có sự di chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên thế giới, các khối thương mại, như Liên minh châu u đã làm cho các thủ tục hải quan tại biên giới giữa các quốc gia trở nên không còn quan trọng nữa.

Có hai lý do khiến ICC quyết định hướng đi này kịp thời.

Thứ nhất, các thương nhân thường sử dụng các quy tắc Incoterms trong các hợp đồng mua bán nội địa.

Thứ hai, trong thương mại nội địa, các thương nhân Mỹ thích sử dụng các quy tắc Incoterms hơn là các quy tắc giao hàng trong Bộ luật Thương mại Thống nhất (UCC).

Ngoài ra, phạm vi điều chỉnh của Incoterms còn:

  • Chỉ liên quan đến mua bán hàng hóa hữu hình mà không liên quan đến hàng hóa vô hình.
  • Không thay thế hợp đồng mua bán, hợp đồng vận tải và không hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
  • Không liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa và sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa (các quyền này thường được điều chỉnh bằng quan hệ thể hiện trên các chứng từ).
  • Không ràng buộc phương thức thanh toán.

Hy vọng bài viết của Xuất nhập khẩu online chia sẻ về  Incoterms Là Gì? Lưu Ý Về Incoterms Trong Thương Mại Quốc Tế sẽ hữu ích tới bạn.

Mong rằng chia sẻ của xuất nhập khẩu online hữu ích với bạn.

>>> Bài viết tham khảo:

Thuế Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu

Đại lý hải quan là gì? Danh sách đại lý hải quan của Việt Nam

Các trường hợp hủy tờ khai hải quan

Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Rate this post

Trả lời