Xuất nhập khẩu

Mã Sku là gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Sku

sku-la-gi

Sku là gì? Trong quản trị chuỗi cung ứng, mã Sku giúp doanh nghiệp phân loại các phân loại các mặt hàng tồn kho. Bài viết sau Xuất nhập khẩu online chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần biết về Sku.

1. Mã Sku là gì?

SKU là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Stock-Keeping Unit. Dịch ra tiếng Việt nghĩa là “Đơn vị lưu kho”. Một cách dễ hiểu hơn nó là một loại mã bao gồm cả chữ và số dùng để phân loại các mặt hàng tồn kho. Nó có thể là một sản phẩm hoặc dịch vụ, chứa đựng các thông số, thuộc tính, dấu hiệu đặc biệt để phân biệt giữa các mặt hàng với nhau.

Các mã này không được quy định cũng không được chuẩn hóa. Đặc biệt, số lượng SKU không bị giới hạn cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng đến đâu.

Ngoài ra, SKU cũng dùng để chỉ một địa danh duy nhất hoặc một đoạn mã tương ứng đơn vị lưu kho. Ví dụ công ty bạn có hai nhà kho riêng biệt, mỗi sản phẩm giống nhau ở hai kho sẽ có SKU khác nhau. Điều này giúp cho việc quản lý hàng hóa trở nên chính xác và minh bạch hơn. Thêm vào đó, SKU chỉ liên quan đến các hàng hóa có sẵn và sẵn sàng cho giao dịch, không liên quan đến các hàng hóa đã được đặt hoặc đang chuyển tiếp vào kho.

Khi một công ty nhận được hàng từ nhà cung cấp, họ có quyền được lựa chọn duy trì SKU của nhà cung cấp hoặc tự tạo ra SKU mới. Miễn sao phù hợp và thuận tiện cho công ty là được. Tuy nhiên từ các kinh nghiệm cho rằng mã SKU là mã quản lý sản phẩm nội bộ vì vậy nên tự tạo ra mã SKU riêng.

Tóm lại, trong lĩnh vực quản lý kho hàng, SKU là một công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng và khoa học.

Vai trò của mã SKU

Đối với các chủ cửa hàng thì mã SKU được xem là mã số quan trọng trong việc theo dõi và quản lý các sản phẩm tồn kho.

– Đem lại trải nghiệm mua sắm và giao diện cho cửa hàng

Mã SKU có vai trò quan trọng trong việc lập bản đồ và tổ chức hệ thống các sản phẩm trong cửa hàng. Từ đó giúp người mua hàng và nhân viên bán hàng có thể tìm thấy dễ dàng các sản phẩm cần thiết.

Thông qua hệ thống mã số SKU, người bán sẽ phân loại được sản phẩm theo nhiều cách khác nhau như: Loại mặt hàng, bộ sưu tập hay bộ phận, nhà cung cấp… Từ đó bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc sắp xếp, quản lý và tìm kiếm sản phẩm cần thiết nhất trong khu vực lưu trữ.

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được việc bán hàng cũng như giới thiệu những trải nghiệm mới để đặt hàng, tạo sự thú vị, dễ chịu, thoải mái. Từ đó bán được nhiều hàng và nhiều lần hơn nữa.

Ngoài ra khi không có mã SKU, người bán sẽ dễ dàng quên mất vị trí của các sản phẩm được bày bán trong cửa hàng. Từ đó khiến việc tìm kiếm, quản lý trở nên khó khăn hơn.

– Giúp cải thiện thanh toán và các dịch vụ khách hàng

Một hệ thống SKU sẽ được sắp xếp một cách hợp lý sẽ tạo cho dịch vụ khách hàng cũng như việc thanh toán khi mua sản phẩm tại quầy thu ngân trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Việc theo dõi các sản phẩm bằng việc sử dụng mã số SKU tại hệ thống điểm bán hàng (POS) sẽ đảm bảo giá và hàng hóa sẽ nổi bật.

Khi khách hàng thực hiện thanh toán, các giao dịch mua bán sẽ được thực hiện một cách chính xác, số lượng hàng hóa trong kho sẽ được tự động giảm đi. Ngoài ra Doanh nghiệp còn có thể tận dụng mã SKU và biến thành mã vạch giúp cho việc thanh toán dễ dàng, nhanh chóng hơn.

– Giúp quản lý lợi nhuận và hàng tồn kho

Đối với các doanh nghiệp, thống kê cho thấy việc tồn kho chính là nguyên nhân gây thất thoát lợi nhuận với các hệ thống bán lẻ chỉ sau việc lợi dụng ăn cắp của nhân viên bán hàng. Việc tổn thất này diễn ra do lỗi quản trị và nhập liệu, theo thời gian lỗi này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận một cách khá nghiêm trọng.

Việc theo dõi hàng tồn kho với hệ thống số SKU sẽ giúp DN quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, tránh để sót gây ra tình trạng hết date và phải bỏ phí khiến lợi nhuận bị tổn thất.

>>>>>>>> Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?

2. Những Thông Tin Cần Biết Về Sku

Một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:
– Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu)
– Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu (cotton, kaki, lụa, gấm…): hình đáng (dài, ngắn…)
– Ngày mua hàng: Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối)
– Kho lưu trữ: Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh… hay theo quận, huyện.
– Kích cỡ sản phẩm
– Màu sắc sản phẩm
– Tình trạng sản phẩm: Còn mới hay đã qua sử dụng

Thực tế, một mã SKU có thể không đầy đủ cả 7 nhân tố trên. Tuy nhiên, nếu kết hợp được tất cả các yếu tố đó sẽ giúp bạn nhận biết sản phẩm một cách dễ dàng.

Hơn nữa, không bắt buộc đặt tên theo đúng trình tự từ 1 đến 7 mà bạn có thể đưa bất kỳ yếu tố nào lên trước nếu cảm thấy nó quan trọng và có khả năng nhận diện tốt hơn so với các sản phẩm khác.

ma-sku

Ví dụ về mã SKU sau: ZACOTVX71115HN_SXA. Mã SKU này gồm có:

– ZA: Sản phẩm của thương hiệu Zara
– COTVX: Váy xòe vải cotton
– 1115: Hàng được nhập vào ngày 11, tháng 7, năm 2015.
– HN: Hàng được lưu trữ/ được nhập vào kho Hà Nội.
– S: Kích cỡ váy là size S
– XA: Váy có màu xanh.

Lưu ý: Các trường thông tin trong mã SKU được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Nên kết hợp sử dụng cả chữ và số để có thể dễ dàng phân tách các trường thông tin với nhau. Trong trường hợp chỉ sử dụng nguyên số hoặc chữ, cần phải quy định mỗi trường thông tin sẽ là 1, 2 hay là 3 ký tự để dễ nhận biết. Hoặc cũng có thể sử dụng dấu gạch ngang “-” để phân tách rõ từng trường.

Không có quy định về độ dài, ngắn của mã SKU; tuy nhiên, chúng cần phải dễ đọc và dễ hiểu.

Trên đây là Mã Sku là gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Sku . Hy vọng hữu ích với  bạn đọc. Ngoài ra bạn có thể tham khảo khóa học xuất nhập khẩu online tại các trung tâm uy tín để trau dồi thêm kinh nghiệm. 

>> Xem thêm:

Rate this post

Trả lời