Trong thanh toán quốc tế hiện nay được chia thành nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
Mỗi doanh nghiệp sẽ căn cứ theo tình hình của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến việc xuất nhập khẩu để đưa ra quyết định nên lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp. Việc làm này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích doanh nghiệp, do đó, họ cần nắm rõ các phương thức thanh toán khi thương thảo.
Chi tiết về Sự khác nhau giữa các phương thức thanh toán quốc tế bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:
>>>>>> Review Khóa Học Khai Báo Hải Quan Tốt Nhất
Sự khác nhau giữa các phương thức thanh toán quốc tế
Đặc trưng của một số phương thức thanh toán quốc tế phổ biến như sau:
1.Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển 1 số tiền nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền( điện Swift) trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền. Đây là phương thức đơn giản, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí và không bị ràng buộc trách nhiệm.
Phương thức này ít đc sử dụng trong thanh toán quốc tế vì có nhiều rủi ro.
Quy trình thực hiện:
-Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hoặc các thỏa thuận
-Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài
-Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền
-Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi
-Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.
-Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi
Phạm vi áp dụng:
Được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường…
*Ưu điểm
-Phương thức đơn giản, quy trình dễ dàng.
-Tốc độ nhanh chóng -Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho Nhà XK vì nhận đc tiền trước khi giao hàng nên ko sợ rủi ro thiệt hại do nhà NK trả chậm
-Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà NK vì nhận đc hàng rồi mới giao tiền nên ko sợ bị thiệt hại do nhà XK giao hàng chậm hoặc kém chất lượng.
-Ngân hàng chỉ là trung gian nên việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí hoa hồng và ko bị ràng buộc
*Nhược điểm
-Rủi ro lớn vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua
-Quyền lợi của tổ chức ko đc đảm bảo
-Gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua và người bán như người mua có thể rơi vào tình trạng bị động khi người bán ko chuyển hàng ngay hoặc người bán có thể chịu thiệt hại do phí vận chuyển khi người mua ko nhận hàng.
2.Phương thức nhờ thu
Là việc ngân hàng thay mặt nhà XK thu hộ một khoản tiền từ Nhà NK trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ giao hàng
*Căn cứ nhờ thu là là chứng từ chứ không phải hợp đồng.
-Nhà XK nhận được tiền rồi mới giao chứng từ( Ngân hàng giúp nhà XK khống chế chứng từ, khi nào nhà NK trả tiền thì ngân hàng mới giao chứng từ
ra.
-Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Quy trình thực hiện:
-Nhà XK giao hàng cho người mua(NK) -Người bán lập BCT thanh toán chuyển cho Ngân hàng bên bán và nhờ ngân hàng thu hộ
-. Ngân hàng bên bán chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ ở người mua
-Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền để nhận chứng từ
-Người mua trả tiền cho ngân hàng bên mua và nhận chứng từ.
-Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán -Ngân hàng bên bán chuyển tiền cho người bán
Phạm vi áp dụng:
– Dùng để thanh toán cước phí vận tải, các chi phí dịch vụ thương mại như nhờ thu tiền điện, nước, hoa hồng, lợi tức…
*Ưu điểm
-Phương thức nhờ thu kèm chứng từ thường đc sử dụng phổ biến trong thanh toán.
-Quyền lợi của nhà Xk đc đảm bảo hơn không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu không thanh toán, vai trò của ngân hàng được nâng cao thêm trách nhiệm
-Do chứng từ là văn bản mang tính chất pháp lý nên nó ràng buộc các bên liên quan có trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua.
*Nhược điểm:
-Nhờ thu trơn ko đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau
-trong nhờ thu chứng từ thì việc thu tiền của nhà XK vẫn chưa chắc chắn. Tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu Nhà NK không nhận hàng hoặc không trả tiền.
-Tốc độ thanh toán chậm rủi ro cho bên xuất khẩu lớn
Hiện nay phương thức này hầu như phổ biến rộng rãi giúp liên kết các doanh nghiệp đến từng cá nhân khách hàng như việc chi trả các khoản phí dịch vụ thông qua tài khoản ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian hơn.
3.Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Là phương thức thanh toán dựa theo yêu cầu của Nhà NK, ngân hàng sẽ mở 1 thư tín dụng cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu nếu Nhà XK xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện và điều khoản được quy định trong thư tín dụng
-Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ.
– L/C cần ghi rõ là hủy ngang hay không hủy ngang.
– L/C được coi như không phù hợp nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định. -Thông thường ngân hàng phát hành có 7 ngày để kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của bộ chứng từ.
Quy trình thực hiện:
Nhà NK và XK ký hợp đồng -Nhà NK làm giấy đề nghị mở L/C gửi đến NH mình yêu cầu phát hành L/C cho nhà XK nước ngoài.
-NH nhà NK phát hành L/C chuyển L/C đến NH nhà XK nước ngoài (NH thông báo). -NH nhà XK nước ngoài thông báo L/C cho nhà XK nước ngoài.
-Nhà XK nước ngoài giao hàng cho nhà NK.
-Nhà XK nước ngoài lập BCT gửi đến NH xuất trình nước ngoài
-NH xuất trình sau khi kiểm tra tính phù hợp của BCT thì chuyển đến NH phát hành kèm theo chỉ thị đòi tiền -NH phát hành tiến hành kiểm tra sự phù hợp của BCT và tiến hành thanh toán cho NHNN.
-NH phát hành thông báo đến nhà NK thanh toán.
-Nhà NK nhận BCT và thực hiện thanh toán.
-NH xuất trình nước ngoài ghi có cho TK nhà XK
Phạm vi áp dụng:
-Dùng để thanh toán cho mọi loại hàng hóa
*Ưu điểm:
– Phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, Nhà NK nhận đc hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn.
– Thanh toán bằng L/C là một phương thức tương đối an toàn cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm giữa hai bên thông qua ngân hàng phát hành và ngân hàng của bên thụ hưởng.
– Đây là phương thức thanh toán khá an toàn được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
*Nhược điểm:
-Phương thức này tốn nhiều tgian do phải thực hiện qua nhiều bước và chi phí khá cao.
– L/C được thành lập dựa trên cơ sở hợp đồng cơ sở nhưng khi đã hình thành rồi thì L/C lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận chỉ thực hiện theo lệnh của L/C, không cần biết nội dung của hợp đồng cơ sở, do đó nếu làm sai L/C sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu.
Việt Nam mua hàng hóa của nước ngoài theo hình thức thanh toán L/C thì bên VN sẽ ra 1 ngân hàng của nước mình mở L/C để gửi tiền thanh toán hàng cho nhà XK. Trường hợp Việt Nam có sẵn tiền không phải đi vay sẽ mở luôn được L/C. Khi đó ngân hàng sẽ phát hành 1 bản L/C Nháp cho bên Việt Nam xem lại thông tin đã chuẩn chưa .Lúc này bên VN cũng sẽ kiểm tra và đồng thời gửi cho bên phía nhà XK xem để check thông xem chuẩn chưa và cũng thông báo cho nhà XK để họ chuẩn bị hàng.
4.Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay
Là phương thức thanh toán trong đó người NK yêu cầu 1 ngân hàng mở 1 tài khoản để thanh toán tiền hàng cho Nhà XK khi nhà XK đã giao hàng và xuất trình đầy đủ chứng từ.
-Ở phương thức này thì người XK giao hàng cho người NK nhưng lại giao bộ chứng từ cho ngân hàng của người XK để ngân hàng này khống chế giúp chứng từ.
-Nhà XK giao chứng từ rồi mới nhận được tiền( ngân hàng giữ tiền của nhà NK khi nào nhà XK giao chứng từ thì ngân hàng mới đưa tiền)
Quy trình thực hiện:
-Nhà Nk chuyển tiền vào ký quỹ, 1 tài khoản tín thác sẽ được mở để ghi số tiền ký quỹ, đồng thời Ngân hàng cũng thông báo cho người XK về việc tài khoản tín thác đã hoạt động.
-Sau khi kiểm tra các điều kiện của tài khoản tín thác, nếu chấp nhận nhà XK giao hàng cho người vận tải để chuyển đến nơi nhà NK yêu cầu.
-Nhà XK sau khi tiến hành giao hàng thì xuất trình những chứng từ đc yêu cầu tại Ngân hàng.
-Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu, nếu thấy phù hợp thì tiến hành ghi Có
cho người XK và ghi Nợ tài khoản ký quỹ của người NK, sau khi đã thu phí dịch vụ Ngân hàng theo quy định
-Ngân hàng giao chứng từ lại cho nhà NK.
Phạm vi áp dụng:
Được sử dụng trong mua bán các loại hàng hóa khan hiếm hoặc hàng hóa có giá trị cao
*Ưu điểm
-Phương thức này rất được ưa chuộng vì thủ tục ít phức tạp, ít rủi ro cho nhà NK
-Giúp Nhà NK có thể nhận chứng từ 1 cách nhanh nhất -Thời gian nhận và chuyển tiền diễn ra tức thì, giúp tiết kiệm thời gian cho đôi bên -Chi phí chuyển tiền thấp.
*Nhược điểm
-Nhà NK phải có đại diện hay chi nhánh ở nước nhà XK vì phải xác nhận hàng hóa trước khi gửi
-Nhà NK phải ký quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng
-1 số đối tượng xấu có thể giả danh làm bên NK để vô hiệu hóa phương thức thanh toán bằng cách khi bên XK ko hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên XK ko thể bán lô hàng cho đơn vị NK khác và cũng ko thể tái xuất lô hàng ra khỏi nước NK, vì vậy mà bên XK có thể mất trắng lô hàng.
Khi 1 nhà nhập khẩu tại Việt Nam muốn nhập khẩu qua hình thức trả tiền ngay thì nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng mở một tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho người XK khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu. Tức là trước khi người xuất khẩu giao hàng thì người NK sẽ đến ngân hàng để mở một tài khoản và ký quỹ bỏ tiền vào trong đó.Sau khi ký quỹ xong thì ngân hàng sẽ thông báo cho người XK biết và người XK sau khi biết được người NK mở tài khoản thì sẽ tiến hành giao hàng, sau đó sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận được tiền.
5.Phương thức thư ủy thác mua (AP)
Là phương thức thanh toán trong đó Nhà NK yêu cầu ngân hàng ở nước người phát hành 1 AP cam kết sẽ mua hối phiếu do nhà XK ký phát với điều kiện chứng từ của nhà XK xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trg thư ủy thác
-Phương thức này không dựa trên tín nhiệm đảm bảo do đó ngân hàng bên mua phải mang 1 số ngoại tệ tương đương với số tiền hối phiếu gửi trước ở ngân hàng nước ngoài
-Nhà XK chỉ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng thông báo được ủy thác mua hối phiếu để lĩnh tiền.
-Khi nhà XK mang hối phiếu đến ngân hàng thông báo để lĩnh tiền, nhà XK không phải trả
tiền lợi tức chiết khấu mà do nhà NK chịu.
Quy trình thực hiện:
-Nhà NK và XK ký hợp đồng
-Nhà NK yêu cầu NH nước NK viết thư ủy thác cho NH nước XK yêu cầu NH thay mặt mua hối phiếu của người ký phát cho bên NK.
(Đến đây có thể thực hiện theo 2 cách)
+Cách 1:
-Người NK thông qua NH nước NK chuyển 100% tiền cọc cho NH nước XK yêu cầu NH nước XK phát hành A/P và nhận chứng từ.
-NH bên XK căn cứ vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền cho hối phiếu cho bên XK và giao chứng từ cho họ.
-Bên XK gửi hàng cho bên NK
+Cách 2:
-Người NK yêu cầu NH bên nước NK phát hành A/P cho NH nước XK hưởng và chuyển 100% giá trị của A/P.Sau đó nhà XK nhận chứng từ từ NH nước NK
-Trên cơ sở A/P đó NH bên XK phát hành 1 A/P đối ứng cho nhà XK.
-Nhà XK gửi hàng cho người NK.
Phạm vi áp dụng:
Chỉ thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa theo điều kiện mà bên ủy thác đã đặt ra trg thỏa thuận áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc , thiết bị các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao.
*Ưu điểm
-Người nhận ủy thác hiểu rõ và nắm bắt đầy đủ thông tin do đó có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán.
-Góp phần phát triển kinh tế như tăng thu ngân sách. -Giảm thiểu chi phí vận tải
-Dễ dàng mở rộng thị trường, dần dần hình thành mạng lưới buôn bán để chiếm lĩnh thị trường
*Nhược điểm
-Lợi nhuận thu đc của người ủy thác bị chia sẻ do họ phải trả 1 khoản tiền thù lao cho người nhận ủy thác
-Người ủy thác luôn ở thế bị động trong việc tiếp cận thị trường và đối tác vì họ phụ thuộc vào người nhận ủy thác
Một doanh nghiệp ở Việt Nam muốn nhập khẩu hàng hoá ở Mỹ thì cần phải đem vốn gửi trước tại ngân hàng của Mỹ thì mới có thể mở thư tín dụng để mua hàng hoá. Ngân hàng đại lý sẽ căn cứ vào điều khoản của thư uỷ thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.
6.Phương thức thư đảm bảo trả tiền
Là phương thức thanh toán trg đó ngân hàng bên người mua theo yêu cầu của người mua viết cho người bán 1 lá thư bảo đảm trả tiền để đảm bảo sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên quy định.
-Phương thức này căn cứ vào hàng hóa để trả tiền.
-Thanh toán theo phương thức thư đảm bảo trả tiền có 3 loại:
+Hàng đến trả tiền +Kiểm nghiệm xong trả tiền
+Hàng đến trả tiền 1 phần, phần còn lại trả sau khi có kết quả kiểm nghiệm.
Quy trình thực hiện:
-Nhà XK và NK ký hợp đồng.
-Nhà NK yêu cầu NH nước NK bảo đảm trả tiền và phát hành L/C
-NH nước NK phát hành Primacy L/C cho NH đảm bảo phía nhà XK.
-NH nước XK dựa vào chứng từ của bên NK và NH phía NH đảm bảo trả tiền để phát hành
L/C cho nhà XK.
-Nhà XK gửi hàng cho nhà NK và gửi lại chứng từ cho NH phía XK.
-Nhà NK xác nhận nhận hàng và thanh toán cho NH phía NK và nhận chứng từ.
Phạm vi áp dụng:
Dùng để thanh toán các loại hàng hóa nhưng với điều kiện cả 2 bên mua và bán phải thực hiện theo quy định của thư đảm bảo trả tiền
*Ưu điểm
-Nhà NK có thể đánh giá đc đúng chất lượng của hàng hóa trước khi thanh toán cho nhà XK
-Thanh toán nhanh chóng, ổn định đc dòng tiền cho nhà NK
*Nhược điểm
-Rủi ro cho người bán vì người mua có thể ko nhận hàng hoặc ko thanh toán đầy đủ khoản tiền.
Trên đây là Sự khác nhau giữa các phương thức thanh toán quốc tế. Kênh Xuất nhập khẩu online hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.
>>>>>>> Tham khảo thêm:
Phương thức thanh toán D/A là gì?
Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
Các vấn đề về phương thức thanh toán LC
Trả lời