Thanh toán quốc tế

Tài Trợ Thương Mại Là Gì? Các Sản Phẩm Tài Trợ Thương Mại

tài trợ thương mại là gì

tìm việc tại Timviec365.vn

Có rất nhiều người muốn tìm hiểu về tài trợ thương mại là gì, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế có phải là một không? Nghiệp vụ tài trợ thương mại trong ngân hàng như thế nào, có khó không?
Tuy nhiên nguồn thông tin về tài trợ thương mại còn hạn hẹp. Vì vậy ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về tài trợ thương mại để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

>>>>> Xem thêm: Học thanh toán quốc tế ở đâu tốt

1. Tài trợ thương mại là gì?

Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh. Tài trợ thương mại giúp các nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể giao dịch kinh doanh thông qua thương mại. Tài trợ thương mại là một thuật ngữ bao quát có nghĩa là gồm rất nhiều sản phẩm tài chính mà các ngân hàng và công ty có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch thương mại khả thi.

Tài trợ thương mại trong tiếng Anh là Trade Finance.

Một số công cụ tài chính được sử dụng trong tài trợ thương mại.
– Hạn mức cho vay về tín dụng có thể được phát hành bởi các ngân hàng để giúp cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
– Thư tín dụng giảm rủi ro liên quan đến thương mại toàn cầu vì ngân hàng của người mua đảm bảo thanh toán cho người bán đối với hàng hóa được vận chuyển. Tuy nhiên, người mua cũng được bảo vệ vì thanh toán sẽ không được thực hiện trừ khi các điều khoản trong thư tín dụng được người bán đáp ứng. Cả hai bên phải tôn trọng thỏa thuận về giao dịch được thông qua.
– Bao thanh toán là khi các công ty được trả tiền dựa trên tỷ lệ phần trăm các khoản phải thu của họ.
– Tín dụng xuất khẩu hoặc vốn lưu động có thể được cung cấp cho các nhà xuất khẩu.
– Bảo hiểm có thể được sử dụng cho việc vận chuyển, giao hàng và cũng có thể bảo vệ nhà xuất khẩu khỏi sự quỵt nợ của người mua.
Mặc dù thương mại quốc tế đã tồn tại trong nhiều thế kỉ, tài trợ thương mại đã tự dọn đường để thúc đẩy sự tiến bộ của nó. Việc sử dụng rộng rãi tài trợ thương mại đã góp phần tăng trưởng thương mại quốc tế.

Vai trò của tài trợ thương mại đối với hoạt động thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại có thể giúp làm giảm rủi ro liên quan đến thương mại toàn cầu bằng cách dung hòa các nhu cầu khác nhau của một nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

Ví dụ như này, một nhà xuất khẩu muốn một nhà nhập khẩu trả tiền trước cho một lô hàng xuất khẩu để tránh rủi ro rằng nhà nhập khẩu nhận lô hàng nhưng từ chối trả tiền cho lô hàng đó. Tuy nhiên, nếu nhà nhập khẩu trả tiền trước cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể chấp nhận khoản tiền thanh toán nhưng từ chối vận chuyển hàng hóa cho nhà nhập khẩu.

Một giải pháp phổ biến cho vấn đề này là ngân hàng của nhà nhập khẩu sẽ cung cấp thư tín dụng cho ngân hàng của nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã thực hiện thanh toán trước đó rồi ngay khi nhà xuất khẩu xuất trình được chứng từ chứng minh lô hàng đã được chuyển đi cho nhà nhập khẩu, như việc vận đơn. Thư tín dụng sẽ đảm bảo rằng một khi ngân hàng phát hành nhận được bằng chứng rằng nhà xuất khẩu đã vận chuyển lô hàng và các điều khoản của thỏa thuận đã được đáp ứng, họ sẽ thực hiện việc thanh toán cho nhà xuất khẩu.

tài trợ thương mại là gì

2. Tài trợ thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại quốc tế trong tiếng Anh là international trade sponsorship.
Tài trợ thương mại quốc tế là tài trợ thương mại giữa Người cư trú và Người phi cư trú hoặc giữa Người phi cư trú với nhau.
Ngày nay, người ta không căn cứ vào quốc tịch khác nhau của những người cung ứng và người nhận tài trợ để phân loại tài trợ quốc gia hay quốc tế.
Tài trợ thương mại quốc tế bao giờ cũng là sự vận hành hai chiều của dòng vốn tài trợ quốc tế khác nhau. Một là dòng vốn cung ứng từ Người cư trú cho Người phi cư trú. Hai là dòng vốn tiếp nhận của Người cư trú từ Người phi cư trú.

Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế

Doanh nghiệp sẽ được các ngân hàng thương mại cung cấp, tư vấn các dịch vụ nhỏ nằm trong gói tài trợ thương mại gồm các loại hình sau đây:

Tài trợ thương mại xuất/nhập khẩu

Loại hình này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động buôn bán thương mại có sự tham gia của người mua, người bán nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Tài trợ thương mại trong nước

Loại hình này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mua – bán trong phạm vi lãnh thổ nước CHXHCNVN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh hoàn thành hợp đồng thương mại đã ký kết.

Tài trợ thương mại quốc tế

Loại hình này phục vụ mục đích hỗ trợ tài chính cho các đơn vị kinh doanh tham gia lĩnh vực Thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới để sinh lời.

Bảo lãnh nhận hàng

Loại hình này được hiểu là các ngân hàng sẽ đứng ra đại diện trả tiền hàng cho bên mua hàng để họ nhận hàng, sau đó trong thời gian quy định phải hoàn trả lại ngân hàng cả số tiền gốc cộng với lãi.

Cho vay tài trợ xuất/ nhập khẩu

Đây là gói vay cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, mục đích giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro tỷ giá.
Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu

Đây là hình thức mà khách hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu ủy quyền lại cho ngân hàng thương mại để thay doanh nghiệp nhận, kiểm tra và thông báo chứng từ do ngân hàng từ phía doanh nghiệp xuất khẩu gửi tới.

2.Các sản phẩm tài trợ thương mại

Chưa có thống kê đầy đủ về các sản phẩm tài trợ thương mại, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại các ngân hàng đang có các sản phẩm tài trợ thương mại phổ biến sau:

Tài trợ nhập khẩu

Tài trợ nhập khẩu là hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động để thanh toán các chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp

Tài trợ xuất khẩu

Tài trợ xuất khẩu là sản phẩm tài trợ bổ sung vốn lưu động để sản xuất, gia công, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu

Bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Tùy thuộc và các ngân hàng sẽ có các gói sản phẩm tài trợ thương mại khác nhau dành cho doanh nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, nhu cầu học về tài trợ thương mại, học thanh toán quốc tế ngày càng nhiều. Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về nghiệp vụ tài trợ thương mại cũng như khóa học thanh toán quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết Review học khóa học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi.

Mong rằng chia sẻ của xuất nhập khẩu online hữu ích với bạn.

Bài viết xem nhiều:

Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà Nội, TPHCM

Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu

Sale Xuất Khẩu Là Gì? Kinh Nghiệm Làm Sale Xuất Khẩu

Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất?

Rate this post

Trả lời