Khi sử dụng chứng từ vận đơn hàng không – AWB trong thanh toán quốc tế, bạn cần lưu ý trong quá trình kiểm tra các thông tin dữ liệu được thể hiện trên chứng từ này.
Việc này giúp doanh nghiệp tránh được sai sót có thể dẫn đến hệ lụy về rủi ro về chi phí và thời gian.
>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất?
Các lưu ý về sử dụng vận đơn hàng không – AWB trong thanh toán quốc tế
Khị sử dụng vận đơn hàng không – AWB trong thanh toán quốc tế mà bạn cần lưu một số vấn đề sau trong kiểm tra chứng từ:
1. Điều khoản áp dụng cho AWB?
Điều 23 UCP600.
2. Tên gọi AWB có phải tuân thủ LC hay UCP600?
Tên gọi là tùy ý, tức có thể có tiêu đề như LC, tương tự hoặc thậm chí không có tiêu đề.
3. AWB phải có bao nhiêu phương thức vận tải tham gia?
Duy nhất đường hàng không và thể hiện “từ sân bay tới sân bay”. )
4. Nếu LC quy định:
“Freight Forwarder’s AWB is acceptable” hoặc “House AWB is acceptable”, thì chấp nhận chứng từ được ký bởi người giao nhận mà không cần thể hiện tên người chuyên chở. Nếu LC quy định: “Freight Forwarder’s AWB is not acceptable” hoặc “House AWB is not acceptable”, thì không có ý nghĩa gì, tức phải xuất trình AWB tuân thủ UCP600 điều 23.
5. Vận đơn hàng không được ký như thế nào?
Trên AWB phải thể hiện tên người chuyên chở và được ký bởi: – Người chuyên chở, hoặc – Một đại lý đích danh của người chuyên chở. – Chữ ký của chi nhánh được xem là chữ ký của người chuyên chở.
6. Ngày “giao hàng” của AWB là ngày nào?
– AWB phải thể hiện hàng hóa đã được nhận để chở. – Nếu không có ghi chú riêng, thì ngày phát hành AWB là ngày nhận hàng để chở. Các ngày tháng liên quan đến chuyến bay, lộ trình bay… không được xem là ngày giao hàng.
– Nếu có ghi chú riêng, thì ngày ghi chú riêng trên AWB là ngày nhận hàng để chở, cho dù ngày này có thể trước hoặc sau ngày phát hành.
7. Sân bay khởi hành và sân bay đích:
AWB phải thể hiện sân bay khởi hành và sân bay địch như quy của Tên sân bay không cần gắn với tên nước cho dù LC có quy định và có được thể bằng tên mã hóa của IATA.
8. Nếu LC cho phép giao hàng và/hoặc trả hàng trong một khu vực lý hay loạt sân bay cụ thể, thì AWB phải thể hiện sân bay thực tế mà hàng hóa đã được giao và/hoặc được trả trong khu vực địa lý hay lá bay cho phép. Tên khu vực địa lý không cần thể hiện.
9. AWB phải là bản gốc dành cho người gửi hàng.
Cho dù LC vệu A. xuất trình trọn bộ bản gốc, thì yêu này được đáp ứng bằng các xuất trình gốc dành cho người gửi hàng.
10. Vận đơn hàng không quy định người nhận hàng như thế nào?
AWB: Không là chứng từ sở hữu hàng hóa, không dùng để xuất trình, nhận hàng. Thủ tục nhận hàng là người đi nhận hàng phải xuất trình giấy tùy thân trùng với thông tin Consignee trên Vận đơn hàng không.
Do đó, Vận đơn hàng không không đen ghi là giao hàng theo lệnh. Chính vì vậy, ngay cả khi LC yêu cầu giao hàng theo lệnh, thì AWB vẫn có thể thể hiện là giao hàng cho một bên địch danh (consigned to named entity).
11. AWB quy định bên được thông báo như thế nào?
NOTIFY PARTY
LC quy định chi tiết về một hay nhiều bên được thông báo
- Thể hiện chi tiết một bên hoặc
- Thể hiện chi tiết nhiều bên
LC không quy định bên được thông báo
TB cho bất kỳ bên nào khác với applicant thì có thể thông báo theo bất kỳ cách thức nào.
TB cho Applicant thì chi tiết về notify party không được mâu thuẫn với quy định của LC
12. Nếu chi tiết của Consignee hay Notify Party trên AWB là của Applicant, thì các chi tiết này không được mâu thuẫn với chi tiết của Applicant trong LC.
13. Chuyển tải
Chuyển tải có nghĩa là việc dỡ hàng xuống rồi lại bốc hàng lên từ một tàu bay này sang một tàu bay khác trong hành trình chuyên chở từ sân bay khởi hành đến sân bay đích. Cho dù LC cấm chuyển tải, nhưng Vận đơn hàng không thể hiện chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận.
14. Giao hàng trên nhiều hơn một tàu bay là giao hàng từng phần, ngay cả khi các tàu bay này khởi hành tại cùng một sân bay, cùng một ngày, cùng một tuyến đường, cùng một sân bay đích.
15. Nếu nhiều bộ bản gốc AWB cho cùng một xuất trình thể hiện: hàng hóa được giao trên cùng một tàu bay, tại các sân bay khác nhau, các ngày giao hàng khác nhau, cùng một tuyến đường, cùng một sân bay đích thì có được xem là giao hàng từng phần? Ngày muộn nhất trong số các ngày giao hàng đó được dùng để tính cho bất kỳ thời hạn xuất trình nào.
16. Nếu nhiều bộ bản gốc AWB cho cùng một lần xuất trình thể hiện: các ngày giao hàng khác nhau, giao hàng trên các tàu bay khác nhau, thì được xem là giao hàng từng phần. Ngày sớm nhất trong số các ngày giao hàng đó được dùng để tính cho bất kỳ thời hạn xuất trình nào.
17. Vận đơn hàng không sạch: Không có phê chú xấu rõ ràng về khiếm khuyết của hàng hóa và/hoặc bao bì. Các tình huống:
– Để “Clean” AWB phải ghi từ “Clean”? CHO THUÊ NHÀ – Một AWB ghi từ “Unclean” có thể là AWB sạch?
– Một AWB ghi từ “Clean” có thể là AWB bẩn?
18, Mô tả hàng hóa: Chỉ cần mô tả chung chung miễn là không nên | thuẫn với mô tả hàng hóa của LC.
19, Sửa chữa và thay đổi dữ liệu trên AWB:
- Bất kỳ sửa chữa nào cũng phải xác thực.
- Ai là người có quyền xác thực: Bất kỳ người nào có quyền ký AWB.
- Bản sao AWB không cần xác thực và ghi ngày.
- Sửa chữa AWB trước khi ký có phải xác nhận không?
Hy vọng bài viết của Xuất nhập khẩu online chia sẻ về việc Sử Dụng Vận Đơn Hàng Không – AWB Trong Thanh Toán Quốc Tế tại doanh nghiệp sẽ hữu ích tới bạn.
Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về nghiệp vụ tài trợ thương mại cũng như khóa học thanh toán quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết Review học khóa học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi.
Mong rằng chia sẻ của xuất nhập khẩu online hữu ích với bạn.
Bài viết xem nhiều:
- Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà Nội, TPHCM
- Tổ Chức Thực Hiện Giao Dịch LC Tại Doanh Nghiệp
- Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
- Sale Xuất Khẩu Là Gì? Kinh Nghiệm Làm Sale Xuất Khẩu
- Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng
Trả lời