Vận tải nội địa là gì? Có những hình thức vận tải nội địa nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Xuất nhập khẩu online
Vận chuyển nội địa là hình thức giao nhận hàng hóa tới các điểm giao nhận trong phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
>>>>>>> Học Khai Báo Hải Quan Ở Đâu Tốt
Các phương thức vận chuyển nội địa
1. Vận tải nội địa đường biển
Vận tải nội địa đường biển là cách vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, hay còn gọi là đường tàu biển.
Cũng giống như các ngành vận tải khác, vận chuyển đường biển nội địa có vai trò quan trọng với quá trình giao thương hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ. tuyển dụng nhân sự
Đối với những mặt hàng có khối lượng quá nặng, kích thước lớn thì chọn đường biển để vận chuyển là cực kì cần thiết và tối ưu. khóa học ké toán thực hành tại tphcm
Vận chuyển đường biển nội địa giúp quá trình trao đổi buôn bán giữa các vùng trong một nước diễn ra linh hoạt, nhộn nhịp hơn. Bên cạnh việc giúp vận chuyển nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy, chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nơi tiêu thụ… Vận chuyển đường biển còn giúp cân bằng hàng hóa ở các nơi như là chuyển từ nơi dư thừa đến nơi thiếu, nhằm phục vụ tốt hơn việc kinh doanh.
Ưu và nhược điểm của vận chuyển đường biển nội địa
Ưu điểm:
- Thời gian ngắn hơn vận chuyển quốc tế
- Giá thành rẻ
- Không phân biệt các loại mặt hàng
- Khả năng xảy ra tai nạn va chạm ít hơn so với đường bộ.
- Trọng tải vận chuyển là rất lớn.
Nhược điểm: học lớp kế toán trưởng
- Lệ thuộc vào thời tiết và các điều kiện tự nhiên. Đây gần như là nhược điểm chung và lớn nhất của hình thức vận chuyển đường biển, dù là nội địa hay quốc tế. Nhất là ở nước ta vào mùa mưa bão, năng suất và tần suất làm việc của các còn tàu vận chuyển gần như rất thấp.
- Đối với một số mặt hàng cần vận chuyển cấp tốc, nhanh chóng, vận chuyển đường biển sẽ không đáp ứng được. khóa học xuất nhập khẩu thực tế
Đặc điểm của vận chuyển đường biển nội địa
– Thời gian vận chuyển: Thời gian vận chuyển bằng đường biển chậm hơn so với đường bộ và đường sắt từ 1 – 2 ngày, khi thời tiết không thuận lợi hay gặp trở ngại, thời gian giao/ nhận có thể kéo dài lên đến 1 tháng.
– Năng lực chuyên chở: Năng lực chuyên chở của ngành vận tải đường biển là rất lớn không bị hạn chế về kích thước, số lượng hay khối lượng của các lô hàng, có thể chuyên chở nhiều loại hàng hóa khác nhau. học xuất nhập khẩu
– Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển bằng đường biển thấp, thích hợp để giao/nhận các mặt hàng hóa có khối lượng lớn.
Thời gian vận chuyển đường biển nội địa
Thời gian vận chuyển đường biển nội địa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
– Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên là yếu tố lớn nhất và có tầm ảnh hưởng cao nhất, di chuyển trên biển khó hơn nhiều lần so với hình thức di chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt. Bởi lẽ chúng ta điều biết, thời tiết thường hay thay đổi thất thường, nếu thời tiết tốt mọi quá trình giao nhận hàng hóa đều diễn ra suông sẻ, đúng lịch trình. Ngược lại, khi thời tiết xấu, mưa gió, sóng thần, bão dông thì bắt buộc đơn vị vận chuyển phải hoãn lịch trình để đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa làm cho thời gian giao nhận của chuyến tàu chậm hơn so với dự kiến.
– Khoảng cách địa lý giữa 2 khu vực: lop hoc xuat nhap khau
Ưu điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển là ít khi gặp cản trở, va chạm tuy nhiên nhược điểm của hình thức vận chuyển này là đường đi khó di chuyển và bị tác động bởi nhiều yếu tố hơn đường bộ, sắt hay hàng không. Nếu khoảng cách không quá xa, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể đáp ứng được thời gian tương đương với các hình thức vận chuyển khách và giao hàng đúng hẹn, ngược lại, nếu 2 cảng biển giao – nhận có khoảng cách xa, thời gian di chuyển sẽ dài hơn.
Hàng hóa thường vận chuyển nội địa đường biển
Ngoài những mặt hàng nghiêm cấm, vận tải nội địa đường biển hầu như chấp nhận giao/nhận đa số các loại hàng hóa và được phân loại như sau:
- Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…
- Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…
- Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
Vận tải nội địa đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:
- Vận chuyển bằng container với hàng may mặc và đồ dùng thường ngày là chủ yếu.
- Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…
- Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.
Tàu hàng quyết định thế nào tới hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển
- Quyết định khối lượng hàng hóa vận chuyển trong chuyến
- Loại hàng hóa được vận chuyển
- Giá cước mà đơn vị vận tải áp dụng
- Tính an toàn của kiện hàng trong suốt thời gian di chuyển
- Khả năng neo đậu tại bến cảng.
Các đơn vị vận chuyển đường biển nội địa ở nước ta hiện nay đã nâng cao chất lượng dịch vụ lên rất nhiều, với việc hợp tác với các đơn vị tàu hàng lớn để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. Vì vậy mà về khoản này, cá nhân và doanh nghiệp đang cần gửi hàng cho đối tác của mình ở khu vực nào đó trong nội địa sẽ không phải quá lo lắng và mọi yêu cầu đều sẽ được đáp ứng tốt.
2. Vận tải nội địa đường bộ
Vận tải nội địa đường bộ là cách vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, tức là hàng hóa được chuyển từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác trên toàn quốc bằng các phương tiện di chuyển đường bộ như các loại xe tải lớn.
Đây là phương thức vận chuyển cũng được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn do các ưu điểm sau:
- Vận chuyển nhiều mặt hàng lớn, cồng kềnh
- Giá thành thấp
- Vận chuyển nhanh, gọn theo yêu cầu của khách hàng, đúng quy trình
- Lịch khởi hành đáp ứng được mọi lịch trình của khách hàng.
3. Vận chuyển bằng đường sắt
Lịch sử đường sắt Việt Nam đã có từ rất lâu đời, vận hành gần 100 năm nay. Hệ thống đường sắt nội địa ngày càng được nâng cấp và đầu tư. Khi lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng phương thức này hàng hóa của quý khách sẽ được đảm bảo bởi được lưu trữ, sắp xếp ở những kho hàng riêng biệt. Vận tải đường tàu hỏa có thể vận chuyển những hàng nặng, cồng kềnh trên tuyến đường xa; khả năng thông hành lớn và tiết kiệm chi phí cao; giá cả bình ổn.
Tuy nhiên, vận tải đường tàu hỏa có một nhược điểm lớn chính là phương thức vận chuyển này chỉ hoạt động trên đường ray và có tuyến cố định nên không thể linh hoạt trong quá trình vận chuyển.
4. Vận chuyển bằng đường hàng không
Hiện các hãng hàng không Việt Nam đang ngày càng đầu tư vào chất lượng và số lượng các chuyến bay tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa được diễn ra dễ dàng. Ưu điểm vượt trội của phương thức vận tải này chính là thời gian và tốc độ. Vận tải hàng không được coi là “ông vua” tốc độ trong tất cả các hình thức vận chuyển hàng hóa nội địa.
Tuy nhiên, ở bất cứ phương thức nào cũng đều có những vướng mắc, nhược điểm và nhược điểm lớn nhất mà vận tải hàng không gặp phải chính là cước phí. Cước phí vận chuyển bằng đường hàng không cao hơn nhiều so với vận chuyển bằng phương tiện khác.
Hệ thống đường hàng không tại Việt Nam hiện nay có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa ở khắp ba miền, 6 sân bay quốc tế:
- Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh)
- Cam Ranh (Khánh Hòa)
- Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng)
- Nội Bài (Hà Nội)
- Cát Bi (Hải Phòng)
- Phú Bài (Thừa Thiên Huế)
Tùy vào loại hàng hóa, điểm đến mà bạn nên lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.
Xem thêm: Giao nhận vận tải đa phương thức
Trả lời